Các tìm kiếm liên quan đến phim hoat hinh
phim hoat hinh hay, phim hoat hinh tom&jerry, phim hoat hinh sieu nhan, phim hoat hinh pokemon, phim hoat hinh conan, phim hoat hinh doremon, phim hoat hinh 3d, phim hoat hinh nhat ban
Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì, phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam.
Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:
Đầu chị lấm bùn
Chị hụp[5] cho sâu
Kẻo về mẹ mắng!”
Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.
Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa[6] nhà người.”
Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa[7], ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.
Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấyxương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.[8]
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.
Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.
Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung.
Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:
“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao!”
Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:
“Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo.”
Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác[9] trên khung cửi kêu:
“Kẽo cà, kẽo kẹt.
Dám tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.”
Cám hốt hoảng và nói với dì ghẻ. Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàngnước đi qua thấy trái thị liền nói:
“Thị ơi thị rụng bị bà.Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.”
Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.
Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung, hai người sống hạnh phúc như xưa.
Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc. Tấm sai người chặt xác của cám ra làm 8 khúc, lấy thịt làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn. Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ không nghi ngờ gì mà vẫn cứ ăn. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và hó:
“Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?”
Mẹ cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gởi cho mình thật ra là thịt của Cám. Quá đau khổ, bà ta hoá điên chạy ra khỏi nhà và bị sét đánh chết.
Chú thích
^ Cái tên “Tấm” có nghĩa là hạt gạo đã bị vỡ thành các mảnh nhỏ, gọi là hạt tấm. Tấm có thể được dùng để nấu ăn như gạo.
^ Tên “Cám” có nghĩa là phần vỏ mỏng bao quanh hạt gạo (dưới lớp vỏ trấu), thường được xát ra khi xay xát gạo và bỏ đi, hoặc cho lợn ăn. Từ cám cũng dùng để chỉ chung thức ăn cho lợn.
^ mẹ kế
^ Truyện tranh và phim ảnh miêu tả hình dáng bụt trong truyện Tấm Cám như một ông tiên chứ không phải Phật.
^ Ngụp đầu xuống nước lúc tắm ở ao, sông, hồ…
^ Cháo nấu chỉ bằng gạo, không có thứ gì khác trộn vào.
^ Có bản ghi cụ thể lời của mẹ Cám: “Hôm nay chăn trâu thì chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.”
^ Tấm không tự tìm được xương cá bống, mà nhờ một con gà. Con gà nói với Tấm: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”
^ Con ác là con quạ bằng gỗ trên khung cửi, khi dệt nó chuyển động qua lại, tạo ra tiếng cót két.
^ Có bản ghi đây là lời mách của Tấm khi Cám hỏi Tấm là: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Chị dầm sương dãi nắng, đi vắng khá lâu, sao giờ chị trắng?”
^ Để đề cao tinh thần nhân đạo, một số nhà xuất bản sách thường lược bỏ hoặc thay đổi chi tiết cuối của truyện cho thấy Tấm lập mưu giết chết Cám và cho mẹ ghẻ ăn thịt chính con mình. Hoặc có bản khác kể rằng: Tấm tha tội cho hai mẹ con Cám nhưng trên đường về nhà, ông trời không dung tha cho tội ác của bọn họ nên sai thiên lôi cho sấm sét đánh chết. Trong lần biên tập năm 2011, Nhà xuất bản Giáo dục cũng đã lược bỏ chi tiết cuối trong SGK Ngữ Văn 10.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét